RSS

Trẻ biếng ăn - bạn cần phải làm gì

Trẻ biếng ăn - bạn cần phải làm gì

Trẻ biếng ăn khiến cho bữa ăn của con trở thành trận chiến của cha mẹ.

Trên 90% các bậc cha mẹ phàn nàn về tình trạng biếng ăn của con mình. Trẻ biếng ăn khiến cho bữa ăn của con trở thành trận chiến của cha mẹ. Các bé đang tuổi phát triển rất cần đầy đủ các chất dinh dưỡng, việc biếng ăn khiến cơ thể trẻ không được cung cấp đủ chất, ảnh hưởng tới sự phát triển trí não và thể chất ở trẻ.


Vì sao trẻ thường biếng ăn, chậm lớn?


Trong hệ tiêu hóa có hai tác nhân rất quan trọng tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn đó là: hệ enzym tiêu hóa và hệ vi sinh vật có lợi ở ruột. Ở trẻ, cả hai hệ này đều phát triển chưa đầy đủ khiến cho việc tiêu hóa thức ăn của trẻ rất kém và chậm. Do đó, trẻ thường có cảm giác đầy bụng và không thèm ăn. Cộng thêm, một số mẹ thường cho con ăn vặt, dù chỉ là một cái bánh hay hộp sữa cũng đủ làm trẻ có cảm giác no bụng, không muốn ăn thêm bất kỳ cái gì.

Ngoài ra, do hai hệ này phát triển chưa đầy đủ nên việc chuyển hóa thức ăn rất kém khiến cho có nhiều trẻ không biếng ăn, vẫn ăn nhiều nhưng không hấp thu được chất dinh dưỡng, vẫn bị chậm lớn và kém phát triển.

Theo nghiên cứu cho thấy, trẻ biếng ăn chậm phát triển trí não và thể chất so với trẻ bình thường:

- Trẻ biếng ăn có nguy cơ thua kém 6% - 22% chỉ số cơ thể BMI (Body Mass Index) so với trẻ ăn uống bình thường.

- Chỉ số phát triển trí tuệ MDI (Mental Developmental Index) chỉ đạt trung bình 96 điểm, thấp hơn 14 điểm so với những bé ăn uống bình thường (110 điểm).

- Trẻ biếng ăn bị suy giảm hệ miễn dịch dẫn đến việc càng hay mắc các bệnh như cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp,… và thường tần suất ốm đau gặp phải nhiều lần hơn so với trẻ bình thường cùng lứa.

Để trẻ hết biếng ăn, chậm lớn việc phát triển hệ enzyme tiêu hóa và bổ sung hệ vi sinh vật có lợi đóng vai trò quyết định.


Bổ sung vi sinh vật đường ruột góp phần hoàn thiện hệ tiêu hóa của trẻ

Bổ sung vi sinh vật có nhiều cách trong đó dùng men bia được khuyên dùng hơn cả bởi vì: Men bia chứa các vi sinh vật được nuôi cấy với độ tinh khiết cao. Đây là các vi sinh vật có lợi, khi bổ sung vào hệ tiêu hóa của trẻ có tác dụng tiêu hóa tốt thức ăn, giúp trẻ hấp thu tối đa dinh dưỡng, kích thích sự thèm ăn của trẻ. Không chỉ có thế, men bia còn tăng cường hệ miễn dịch của trẻ, bảo vệ hệ thần kinh, kích thích nội tiết tố giúp trẻ mau lớn.

Phát triển hệ enzyme tiêu hóa – vai trò của L-Lysin

L-Lysin là một trong các acid amin thiết yếu của cơ thể. Những công trình nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng và nhi khoa đã chứng minh:L-Lysin là thành phần của nhiều loại protein. Lysine giúp phát triển enzyme tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, gia tăng chuyển hóa, hấp thu tối đa dinh dưỡng. Việc thiếu hụt L-Lysin có thể khiến trẻ thiếu enzyme tiêu hóa gây nên tình trạng biếng ăn.

Ngoài ra, L-Lysin còn là chất tối quan trọng giúp trẻ phát triển chiều cao. L-Lysin giúp tăng cường khả năng hấp thu và duy trì Canxi, ngăn cản sự bài tiết khoáng chất này ra ngoài cơ thể. Thiếu L-Lysin trẻ sẽ chậm lớn dù chế độ ăn đầy đủ Canxi.

L-Lysin là chất thiết yếu của cơ thể nhưng cơ thể lại không thể tổng hợp được mà cần được cung cấp từ bên ngoài. Các thực phẩm chứa L-Lysin như: lòng đỏ trứng, cá, thịt, các loại đậu và sữa tươi… Tuy nhiên L-Lysin trong thức ăn thường dễ bị phân hủy khi đun nấu vì vậy để cung cấp đủ L-Lysin cho nhu cầu phát triển của trẻ, các mẹ nên bổ sung thêm cho con từ các chế phẩm bổ sung L-Lysin.


Trên thị trường có nhiều loại sản phẩm được quảng cáo là giúp trẻ ăn ngon, nhưng các mẹ nên chọn Siro ăn ngon Ruby Kiz cho con bởi vì các lý do sau:

Siro ăn ngon Ruby Kiz chứa hàm lượng cao L – Lysin (10.000mg) và men bia đủ cho nhu cầu phát triển hệ enzyme và bổ sung hệ vi sinh vật có lợi ở trẻ. Ngoài ra Siro ăn ngon Ruby Kiz còn chứa các chất dinh dưỡng rất cần thiết cho trẻ nhưng trẻ thường bị thiếu đó là: taurin – một loại acid amin cần thiết cho sự phát triển của mắt và não trẻ; DHA, các vitamin (B1, B2, B5, PP…). Siro ăn ngon Ruby Kizlà công thức hoàn hảo cho sự phát triển của trẻ, giúp phát triển chiều cao, trí não, chống suy dinh dưỡng, còi xương.

Các mẹ hãy nhớ: chế độ ăn rất quan trọng với trẻ, một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học là điều kiện cần thiết để bé nhà bạn hay ăn chóng lớn, phát triển hoàn hảo chiều cao và trí tuệ.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Càng ép trẻ càng biếng ăn

Càng ép trẻ càng biếng ăn

Thông thường, trẻ có 3 cơ chế biếng ăn. Biếng ăn bệnh lý là trẻ lười ăn, ăn ít, thậm chí không ăn vì bị sốt, tiêu chảy… Biếng ăn sinh lý được coi như một giai đoạn trẻ mải học quên ăn, có thể là học đi, học nói. Biếng ăn tâm lý là trẻ không thích, không muốn một món ăn nào đó, hay thậm chí là người cho ăn, môi trường ăn uống không hợp với bé. Không ít gia đình hiện nay còn đối mặt với tình trạng trẻ biếng ăn toàn tập, bởi người lớn luôn ép con ăn dù con có bất kỳ lý do gì như đau bụng, mệt mỏi, bụng căng tức... Khi đó, trẻ thường phản ứng chống đối lại, tạo nên "một cuộc chiến" trong bữa ăn.

tre bieng an

Thực tế, ngay cả cha hay mẹ cũng không thể bữa nào cũng đều tăm tắp ăn một chén cơm, nửa chén thịt, cá, một chén rau, canh nhưng nhiều phải lại áp dụng điều đó với con. Các chuyên gia dinh dưỡng đã đúc kết rằng chu kỳ ăn của trẻ phải tính bằng tuần, 10 ngày, chứ không tính bằng bữa. Nghĩa là có thể một bữa, hay một ngày, trẻ không ăn, bữa sau, ngày hôm sau ăn bù. Hoặc bữa này chỉ ăn tinh bột, bữa sau lại chỉ ăn rau, tất cả đều bình thường.

Nếu bạn không ép, không can thiệp, bé sinh ra đã có cơ chế bản năng để tự biết mình cần nạp cái gì và nạp bao nhiêu. Bạn chỉ cần cung cấp cho bé thức ăn đa dạng và đầy đủ thành phần dinh dưỡng. Ép ăn chỉ làm trẻ mất cân bằng dinh dưỡng trầm trọng vì mất khả năng tự cân bằng bẩm sinh. Trẻ sẽ hoặc sợ ăn, hoặc ăn quá nhiều, dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề hơn khi lớn lên: chán ăn hay béo phì vì ăn vô độ.

bieng an

Khi con biếng ăn, trước hết, cha mẹ cần cân bằng chính bản thân mình, trong mong muốn con phải theo ý mình, hãy tôn trọng và đối xử cân bằng với con. Bạn có thể bắt đầu bằng việc để con tự do, tự nhiên được chọn món nào trên bàn ăn và ăn bao nhiêu mà bé muốn. Nếu bé đã quá sợ ăn, quá trình để bé đói và cần phải ăn có thể là vài bữa, hoặc vài ngày. Bạn đừng lo, vì số trẻ thực sự bị biếng ăn bẩm sinh, không có nhu cầu ăn uống là rất ít. Khi bé nói "con không ăn nữa", bạn cần đồng ý với con. Bữa ăn nên gói gọn trong 30 phút. Lượng thức ăn còn thiếu hay loại chất mà trẻ bỏ qua có thể bù đắp bằng các loại thực phẩm dinh dưỡng bổ sung.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Nên cho bé ăn gì khi bị ốm

Nên cho bé ăn gì khi bị ốm

Bạn thường thấy lúng túng trong việc chăm ăn mỗi khi con yêu của bạn bị ốm như ho, sốt hay tiêu chảy. Các bà mẹ thường cho bé kiêng khem rất nhiều, điều này có thực sự tốt cho trẻ? Vậy khi trẻ ốm, bạn nên cho trẻ ăn gì để trẻ mau khỏe hơn?


Dinh dưỡng cho bé bị sốt


Khi bị sốt, bé thường thấy mệt mỏi và buồn ngủ, bạn hãy để bé nghỉ ngơi. Bị sốt cơ thể bé mất nhiều nước và nước bọt giảm tiết, do đó mẹ chăm con bị ốm cần lưu ý là thường xuyên bổ sung nước cho con. Bạn cũng nên cho trẻ trẻ uống thêm nước trái cây để bổ sung nước và vitamin.


Bé bị sốt sẽ làm giảm các hoạt động của hệ tiêu hoá đặc biệt là dạ dày, vì vậy mẹ nên cho bé ăn thức ăn loãng, dễ tiêu nhưng vẫn cung cấp đủ chất béo và đạm như cháo đậu xanh nấu thịt, cháo hành nấu thịt, súp gà, súp cua… Nếu bé còn bú thì bạn nên cho trẻ bú nhiều lần, cho trẻ bú bất cứ lúc nào trẻ muốn. Các bà mẹ cũng nên uống thêm sữa và nước để đủ sữa cho trẻ.


Dinh dưỡng cho bé tiêu chảy


Bạn nên cho bé uống uống nhiều nước (nước lọc, nước canh) bên cạnh dung dịch bù nước Oresol, do tiêu chảy làm trẻ bị mất nhiều nước. Một số bà mẹ cứ nghĩ rằng, con bị tiêu chảy thì ăn vào bao nhiêu thì ra hết bấy nhiêu nên chỉ ăn cháo trắng và muối. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, bạn không những không được bắt trẻ ăn kiêng mà còn phải bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho bé.

Bạn cứ tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hoặc bú sữa bình nhiều lần trong ngày và bạn cũng cần ăn nhiều đạm (thịt, cá) và hạn chế ăn chất xơ như rau xanh với bé dưới sáu tháng tuổi. Bạn cũng có thể cho bé ăn một số loại quả như: chuối, xoài, đu đủ, hồng xiêm, táo, lê…

Bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu protein, bột đường và vitamin như gạo, thịt lợn, trứng, cà rốt, thịt gà, cá, khoai tây… và chế biến thành những thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu với bé trên sáu tháng tuổi. Thịt gà và cà rốt rất tốt cho những bé bị tiêu chảy.

Các mẹ cũng nên lưu ý khi chăm bé bị tiêu chảy là trong thời gian bé bị tiêu chảy nên giảm các thực phẩm giàu chất xơ; tinh bột nguyên hạt như ngô, đậu; thức ăn có nhiều đường; thức uống có gas vì những thức ăn đó không những khó tiêu mà còn làm cho tình trạng bệnh của bé nặng thêm.

Dinh dưỡng khi bé bị ho

Trong lúc bé bị ốm, bé cần ăn những món có nhiều nước, dễ tiêu nhưng cũng đầy đủ dưỡng chất như: súp, cháo, sữa… đảm bảo bốn nhóm bột, béo đạm, rau và phù hợp với khẩu vị hàng ngày của trẻ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cho trẻ ăn những thực phẩm giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và chất sắt như: các loại thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh, đỏ và hoa quả để tăng sức đề kháng để chống bệnh. Bạn nên chia bữa ăn của bé ra làm nhiều lần.

Bạn cũng nên hạn chế cho bé ăn những món ăn chế biến có quá nhiều mỡ như: chiên, xào… Đối với bé có cảm giác tanh, dễ gây ói thì bạn không nên cho bé ăn cá, bạn cần đợi sau khi bé hết bệnh hãy cho tập ăn trở lại.

Trước khi cho bé ăn nên cho uống vài thìa nước, sau đó cho trẻ nằm sấp rồi vỗ về lưng bé nhằm giúp đờm nhớt không còn đọng ở cổ trẻ. Điều này giúp bé giảm ho và không bị nôn khi ăn.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Cách chăm sóc trẻ từ 1 đến 3 tuổi

Cách chăm sóc trẻ từ 1 đến 3 tuổi

Ở giai đoạn này bé phát triển rất nhanh. Bé sẽ học ngồi, sau đó tập bò, tập đi và phát triển các kĩ năng vận động khác. Bé luôn quan sát, tìm hiểu về thế giới xung quanh cũng như cố gắng truyền đạt những vấn đề của mình cho người khác.


Sự tăng trưởng và phát triển


Ở 3 tháng tuổi, con bạn rất hay ngắm nhìn bạn và đáp lại tiếng của bạn. Bé rất thích nắm bắt những gì sôi động xung quanh mình. Khi bạn nói, bé sẽ chăm chú lắng nghe rồi bập bẹ theo.

Ở tháng thứ 6, bé biết phát âm những từ đơn giản như “ba ba” , “ma ma”…Hầu hết các bé có thể với tay tới các vật dụng, đồ chơi; biết phản đối, la lớn khi bạn lấy một thứ gì đó từ trong tay bé. Cũng vào tháng thứ 6 này, bé biết bò vượt qua được các chướng ngại vật trên đường.

Đối với một số bé, giữa tháng thứ 6 đến 1 tuổi có sự thay đổi về khối lượng và kích thước rất nhanh. Hơn nữa, bé ngồi ít mau mỏi hơn, ít chống tay ở tháng thứ 7. Sau đó bé bắt đầu tập bò, trườn đến chỗ mà bé muốn đến rồi dựa vào những vật xung quanh đẻ đứng lên và cố tập đi. Đôi khi các bé chỉ thích bò. Điều đó làm cho bé đau nhức một thời gian dẫn đến việc bé chậm biết đi.

Thời gian mà chiếc răng sữa đầu tiên mọc ở các bé thường không giống nhau. Bạn có thể phát hiện thấy khi bé nói hay chảy nước miếng.

Ở 1 tuổi, các bé có khả năng tự đi một mình, cầm ly uống nước và dùng muỗng ăn.

Vui chơi cũng ảnh hưởng ít nhiều tới bé. Hãy tập nói cho con của bạn, khởi đầu có thể là tên của chính bé và sau đó là những từ đại loại như ”mẹ” và “ba”. Một số bé sẽ có phản ứng với những câu nói đơn giản như “vâng” “dạ”.

Phải luôn kiểm tra sức khoẻ và sự phát triển đối với các bé từ bảy hay tám tháng tuổi. trong thời gian đó, bé cũng được kiểm tra về thính giác và điều quan trọng phải nhớ rằng sự phát triển ở mỗi bé đều khác nhau và nếu có thắc nắc gì quan trọng về con bạn thì hãy nói rõ điều đó với bác sĩ.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Làm gì khi trẻ biếng ăn

Làm gì khi trẻ biếng ăn

Đúng là vần đề biếng ăn ở trẻ cực kỳ nan giải, đau đầu và rất khó xử lý đối với các bà mẹ trẻ hiện nay. Ăn uống luôn là vấn đề bậm tâm của các bậc phụ huynh, để bé ăn ngoan và ngon miệng hơn thì bố mẹ phải làm gì đây?

Bống nhà mình hồi mới đi lớp cũng lười ăn lắm so với các bạn cùng lớp thì còi hơn và con không tự xúc cơm ăn nữa. Vợ chồng mình đã đưa con đi khám chuyên gia và được biết có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ biếng ăn, có thể là thức ăn không hợp khẩu vị, không hợp với lứa tuổi của bé. Nên muốn bé ăn ngon miệng cần chế biến thức ăn sao cho phù hợp với bé và luôn thay đổi chủng loại thực phẩm cũng như cách chế biến. Biện pháp này không những vừa giúp bé ăn ngon, không chán ăn mà còn cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng cho bé nữa, nên mình đã thay đỏi khẩu vị cho con hàng ngày bé.


Vợ chồng mình quan điểm rất rõ ràng không ép con ăn vì mình hiểu nếu ép cho con ăn sẽ dẫn đến con sợ và chán ăn, nhiều nhà mình thấy ép con ăn, rồi vợ chồng quát tháo làm con sợ ăn thì ngậm hàng tiếng đồng hồ mới xong bát cơm .Vì thế mình hiểu không gian trong bữa ăn cũng rất quan trọng, không khí gia đình vui vẻ thì khi đó bạn dỗ dành để bé cảm thấy thoải mái khi ăn chắc chắn bé sẽ ăn ngon hơn , và một điều nữa mình thấy nhiều gia đình rất nuông chiều con, thường cho trẻ ăn bánh kẹo hoặc uống nước ngọt trước bữa ăn. Và đây cũng là một nguyên nhân làm cho trẻ chán ăn đó cá mẹ a , nước ngọt và bánh kẹo sẽ gây cảm giác “no giả tạo” khiến trẻ không muốn ăn nhưng thực chất là trẻ vẫn “đói”, vẫn bị thiếu dinh dưỡng vì các chất dinh dưỡng như đạm, béo, vitamin và muối khoáng chỉ có trong các thức ăn khác. Nhà mình thì tuyệt đối không cho bé ăn đồ ngọt trước bữa ăn.


Mình tạo sự thích thú cho con có hứng khởi khi ăn hơn bằng cách cắt bánh mì hoặc rau củ thành nhiều hình dạng ngộ nghĩnh khác nhau. Hoặc khi ăn bữa sáng,mình tỉa cắt thực phẩm bằng nhiều hình thù đáng yêu. Và mình cảm thấy con thích thú và ăn nhanh hẳn. Mình cũng hay cho bé vào bếp cùng và cùng mẹ chuẩn bị bữa ăn cho cả nhà, bé nhà mình rất thích khi được giúp mẹ làm những món đơn giản, có hôm Bống nhà mình trổ tài món trứng luộc đó các mẹ ạ, sau khi đun sôi trứng được một lúc rồi để ra chiếc bát có nước cho dể bóc vỏ Bống nhà mình hào hứng lắm và bữa hôm đó thì ăn ngon lành các mẹ ạ




Ngoài bữa ăn chính hàng ngày cho bé thì mẹ có thể mua thêm sữa cho bé uống thêm để bổ xung chất dinh dưỡng. Trên thì trường hiện nay có rất nhiều loại sữa để mẹ lựa chọn.Một trong những sản phẩm hỗ trợ hấp thu tối ưu dưỡng chất đó là Dielac Pedia, giàu năng lượng, chất đạm và Vitamin và lại có hàm lượng canxi và khoáng chất cao rất thích hợp cho bé biếng ăn các mon ạ.Trộm vía Bống nhà mình hợp sữa từ ngày uống Dielac Pedia con ăn ngon miệng hẳn và mình rất an tâm khi sử dụng sản phẩm này, mùi thơm và độ ngậy rất ngon.Hi vọng, chia sẻ này của mình sẽ giúp các ba mẹ không còn ám ảnh với bữa ăn của con nữa nhé!

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Vì sao trẻ biếng ăn? Làm thế nào để trẻ ăn ngon miệng

Vì sao trẻ biếng ăn? Làm thế nào để trẻ ăn ngon miệng

Ở trẻ em có nhiều cháu biếng ăn (ăn ít, không muốn ăn) mặc dù cha mẹ rất quan tâm, lo lắng về vấn đề ăn uống của trẻ và thức ăn luôn có sẵn, đủ đầy.

Có nhiều nguyên nhân làm cho trẻ biếng ăn. Thứ nhất là thức ăn không hợp khẩu vị, không hợp với lứa tuổi của trẻ. Muốn trẻ ăn ngon miệng cần chế biến thức ăn sao cho phù hợp với trẻ và luôn thay đổi chủng loại thực phẩm cũng như cách chế biến. Biện pháp này không những vừa giúp trẻ ăn ngon, không chán ăn mà còn cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng cho trẻ. Một số bà mẹ cho rằng chỉ có một số loại thức ăn như các loại sữa đắt tiền, thịt bò, thịt lợn nạc, chim bồ câu, thịt gà… mới bổ và tốt cho trẻ và chế biến chỉ theo một kiểu nên trẻ ăn mãi sẽ chán.


Thực tế trẻ cần ăn đa dạng các loại thức ăn và tốt nhất là nên dùng các loại thực phẩm tươi để chế biến như: Dùng thịt, cá tươi thì tốt hơn so với ruốc, dùng thức ăn tươi thì tốt hơn các thực phẩm chế biến sẵn hoặc phơi khô. Lúc trẻ được 10-12 tháng, nếu trẻ không muốn ăn bột có thể chuyển sang ăn cháo. Và sau 12 tháng có thể chuyển sang ăn cơm nát. Tuy nhiên, các bà mẹ cần lưu ý: Dù ăn bột, ăn cháo hay ăn cơm, khẩu phần ăn của trẻ vẫn phải đảm bảo đủ cả về số lượng và chất lượng - nghĩa là phải có đủ chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.

Không nên ép trẻ ăn theo một chế độ cứng nhắc (ăn khoán). Những đứa trẻ ngay từ nhỏ đã bị nhồi, ép ăn sẽ đâm ra chán và sợ ăn, có khi thành phản xạ, cứ thấy thức ăn là không muốn ăn và sinh chứng ngậm, mút thức ăn, làm cho bữa ăn kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Vì thế nên dỗ dành để trẻ cảm thấy thoải mái khi ăn, nếu trẻ ăn không hết suất thì không cố ép.

Có nhiều gia đình rất nuông chiều con, thường cho trẻ ăn bánh kẹo hoặc uống nước ngọt trước bữa ăn; Và đây cũng là một nguyên nhân làm cho trẻ chán ăn. Nước ngọt và bánh kẹo sẽ gây cảm giác “no giả tạo” khiến trẻ không muốn ăn nhưng thực chất là trẻ vẫn “đói”, vẫn bị thiếu dinh dưỡng vì các chất dinh dưỡng như đạm, béo, vitamin và muối khoáng chỉ có trong các thức ăn khác. Đó là chưa kể đến một số loại bánh, kẹo, nước ngọt có dùng các loại phẩm màu không được phép sử dụng chế biến thực phẩm, rất hại cho sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Trẻ biếng ăn cũng có thể do bị nhiễm ký sinh vật đường ruột như giun, sán… Cần giữ vệ sinh trong ăn uống và nơi ở cho trẻ. Nếu có điều kiện, nên làm xét nghiệm phân cho trẻ để tìm ký sinh trùng và điều trị kịp thời.

Khi đã loại trừ hết các nguyên nhân trên, trẻ có thể chán ăn do thiếu các men tiêu hóa nên thức ăn không được tiêu hóa hết. Trong trường hợp này, phân trẻ không mịn, thường có những hạt lổn nhổn gọi là phân sống. Bình thường trong cơ thể người có rất nhiều loại men để tiêu hóa các loại thức ăn (chất đạm, chất đường, chất béo…).

Các men tiêu hóa giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, làm cho trẻ chóng đói, muốn ăn và ăn ngon miệng. Gặp phải những trường hợp này, có thể cho trẻ uống thêm men tiêu hóa và nên cho uống theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, chỉ nên cho trẻ dùng men tiêu hóa trong một thời gian nhất định, nếu uống kéo dài sẽ không tốt vì sẽ gây ức chế các tuyến tiêu hóa trong cơ chế sản xuất men.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Bí quyết giúp trẻ ăn ngon miệng

Bí quyết giúp trẻ ăn ngon miệng

Hẳn là đã không ít lần, bạn phải trổ đủ "ngón nghề" mới cho bé ăn nổi vài thìa cháo hay mẫu thịt.

Hẳn là đã không ít lần, bạn phải trổ đủ "ngón nghề" mới cho bé ăn nổi vài thìa cháo hay mẫu thịt. Và chắc bạn từng tự hỏi tại sao con người ta ăn uống dễ dàng thế kia, còn con mình thì khó khăn quá? Đừng lo, vẫn còn nhiều cách có thể làm bé hứng thú hơn với chuyện ăn uống.

Chiến tranh bên bát ăn thường xảy ra nhất khi bé lên 2-3 tuổi và rất hiếm khi thực sự liên quan đến sự ăn uống. Trẻ ở tuổi này đã bắt đầu muốn khẳng định mình. Bé đã để ý thấy những gì nó làm, nó nói đều có tác động đến những người xung quanh. Giờ đây, bé muốn thử "tự vệ". Bạn hãy cố gắng đừng để lộ ra là bạn muốn bát ăn của bé phải sạch trơn. Dần dần rồi bé sẽ hiểu ra rằng nó ăn không chỉ để mẹ vui, mà còn để không bị đói.


Làm thế nào để trẻ thích ăn hay chí ít thì cũng không sợ ăn?


1. Nguyên tắc 'mackeno'


'Mackeno' chính là 'Mặc kệ nó'. Nếu nhóc tì không đói, đừng cố để ép bé ăn một món nào đó hay đồ ăn vặt. Đặc biệt, tuyệt đối không mua chuộc, dụ dỗ bé bằng bất kỳ hình thức nào, ví như: cho tiền hay thưởng quà... để dụ bé ăn. Vì hành động này có thể có hiệu quả trong một vài lần nhất định, nhưng vô tình lại tạo cho bé quyền được 'yêu sách' trước mỗi bữa ăn.

Trong một vài trường hợp, trẻ có thể chán ăn do mệt mỏi hoặc lo âu. Do đó, hãy chia nhỏ bữa ăn của trẻ, cho trẻ quyền được lựa chọn thực đơn cho mình để tăng cảm hứng ăn uống. Chất còn hơn lượng! Dù trẻ chỉ ăn vài thìa nhưng trong những thìa nhỏ đó cũng đã đảm bảo đủ các chất cho trẻ vẫn hơn là cố nhồi nhét.


2. Thiết lập thói quen

Cho trẻ thưởng thức bữa ăn chính và bữa ăn phụ vào một giờ nhất định để biết đói, đồng thời hình thành thói quen ăn uống tốt. Cung cấp nước trái cây, sữa xen kẽ đều giữa các bữa ăn chính và ăn vặt.


3. Kiễn nhẫn với các loại thực phẩm mới

Sau khi nếm hoặc ngửi một loại đồ ăn mới, trẻ có thể nôn ra ngay hoặc từ chối tức thì. Phản ứng này là hoàn toàn bình thường vì để làm quen và thích một món ăn nào đó, trẻ cần thời gian. Có tips đơn giản để khuyến khích trẻ là bạn hãy ăn món ăn mới thật ngon và thích thú trước mặt trẻ. Đồng thời, miêu tả cảm giác, màu sắc và vị của món ăn cho trẻ nghe. Đảm bảo, với một món ăn tuyệt hảo và hấp dẫn, không một đứa trẻ nào có thể từ chối.

'Dục tốc bất đạt', hãy ghi nhớ rằng, khi cho trẻ làm quen với một món mới, hãy khéo sắp xếp món mới xen vào món ăn mà bé yêu thích và cho bé thử từ từ thôi nhé!


4. Trẻ con ăn bằng mắt

Một món ăn được trang trí đẹp mắt dễ hấp dẫn trẻ hơn nhiều. Do đó, hãy biến tấu các món ăn phổ biến thành những hình thù nhìn là lạ. Ví dụ, món cơm được vẽ thêm hình mặt cười hoặc bông cải xanh được cắt tỉa ngộ nghĩnh...


5. Cho trẻ tự bốc

Cho trẻ tự bốc. Trẻ khóc toáng hay tìm cách lẩn tránh ăn khi thấy bát cháo, chén bột, thìa, ghế ăn. Bạn hãy thay đổi chiến lược xem sao. Nếu trẻ chưa thể bốc ăn được, bạn hãy cho trẻ ăn bằng ngón trỏ (bạn quẹt bột/cháo vào ngón tay và cho trẻ ăn, nhưng nhớ giấu chén bột/cháo đi). Với trẻ đã có thể sử dụng tay, bạn hãy để trẻ tự do dùng tay bốc thức ăn. Tuy nhìn khá lem nhem, nhưng trẻ sẽ thích thú và hào hứng ăn.


6. Cùng trẻ lựa thực phẩm


Không có gì hay ho bằng việc dụ trẻ đi shopping cùng và gợi ý cho chúng chọn thực phẩm hoặc món rau mà chúng thích. Sau đó, chế biến theo khẩu vị của chúng, chắc hẳn trẻ sẽ hài lòng lắm vì được cha mẹ nuông chiều!

Đặc biệt, với trẻ lớn hơn một chút, hãy khuyến khích trẻ cùng tham gia nấu nướng, như: rửa rau hoặc khuấy bột... Trẻ sẽ ngon miệng hơn khi cảm giác món ăn là một phần thành quả lao động của mình.


7. Nguyên tắc 3 không khi ăn

3 không: Không ti vi, không đi rong, không đồ chơi. Nguyên tắc 3 không này cần thực hiện nghiêm túc ngay từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Một người mẹ chia sẻ: "Nếu trẻ chưa từng được ăn phải xem ti vi, được chơi đồ chơi, được đi rong thì làm sao biết giờ ăn là phải như thế. Tất cả đều do người lớn tạo thói quen".

Bữa ăn của trẻ chỉ lên kéo dài 15 - 30 phút. Nếu cho trẻ ăn khi đang xem tivi, hoặc chơi đồ chơi dễ khiến trẻ phân tâm. Không tập trung ăn uống cũng không có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ.


8. Hãy quan tâm đến tính đa dạng của các món ăn

Nếu ngày nào bạn cũng dọn cho bé một món, thì chẳng có gì ngạc nhiên khi trẻ không muốn ăn. Nếu bữa sau, bạn cho bé một bát súp sườn hầm khoai tây, củ cải, bạn sẽ thấy là ít ra thì bé cũng thử.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS